Thứ Hai,30 Tháng Một, 2023
Thế Giới Tiêu Dùng 24h
Advertisement
  • Người Tiêu Dùng
  • Kinh Doanh – Thị Trường
  • Doanh Nghiệp
  • Văn Hóa Giải Trí
  • Giáo Dục
  • Xe Và Công Nghệ
  • Nhà Đất
  • Sức Khỏe Làm Đẹp
  • Du Lịch
  • Người Tiêu Dùng
  • Kinh Doanh – Thị Trường
  • Doanh Nghiệp
  • Văn Hóa Giải Trí
  • Giáo Dục
  • Xe Và Công Nghệ
  • Nhà Đất
  • Sức Khỏe Làm Đẹp
  • Du Lịch
Morning News
Không có kết quả
View All Result

Trang chủ » Bất động sản có khó khăn dòng tiền thật sự?

Bất động sản có khó khăn dòng tiền thật sự?

05/12/2022
Trong Nhà Đất
0 0

Đa số ý kiến đăng tải báo chí đều cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) đang rất bí bách nguồn tiền do ngân hàng cắt room tín dụng. Nhưng khi kiểm chứng số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp (DN) thì chưa phải như vậy.

Một số DN BĐS đang thiếu hụt tạm thời và có thể khó khăn dòng tiền trả nợ trái phiếu trong ngắn hạn là có thực.

READ ALSO

TP.HCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 thêm 1 lần

Thị trường căn hộ TP. HCM đang “vượt quá tầm với” số đông

Những con số phủ định yêu cầu giải cứu

Xem xét số liệu báo cáo tài chính hợp nhất của 27 DN BĐS đang niêm yết, tại ngày 30/9/2022 cho thấy khoản mục tiền và tương đương tiền so với đầu năm thì 18 DN đang có tỷ lệ từ 78% trở lên (chiếm 67%). Tức là họ chưa hề hấn gì vì hụt dòng tiền. Một số DN BĐS lớn có mã chứng khoán như NVL, VRE, NLG, CRE, VIC, KDH, D2P và VHM khoản mục tiền và tương đương tiền so với đầu năm rất cao, thứ tự tương ứng là 123%, 125%, 125%, 136%, 144%, 198%, 241% và 318%.

Bất động sản có khó khăn dòng tiền thật sự?

Bất động sản có khó khăn dòng tiền thật sự

Trong 27 DN khảo sát chỉ có 5 DN (chiếm 18,5%) có nguy cơ khó khăn dòng tiền nhưng chủ yếu rơi vào các DN BĐS quy mô tài sản nhỏ như Công ty Locogi 16 (48%), Tập đoàn Đất xanh (40%), Công ty đầu tư tổng hợp nhà Hà Nội (36%), Công ty phát triển nhà Bà rịa – Vũng tàu (20,6%). Chỉ duy nhất Công ty phát triển BĐS Phát Đạt là một DN lớn có khoản tiền và tương đương tiền so với đầu năm chỉ còn 10,3%. Đây là DN BĐS có thể khó khăn về dòng tiền trong ngắn hạn.

Ghi nhận tại thuyết minh báo cáo tài chính của công ty Phát Đạt, nợ gốc trái phiếu đáo hạn năm 2023 là 2.551 tỷ đồng. So với Phát Đạt thì Novaland tuy tiền và tương đương tiền tại ngày 30/9 là khá tốt nhưng áp lực khá nặng nề về dòng tiền trả gốc trái phiếu đáo hạn hơn 50.000 tỷ đồng trong thời gian tới, bắt đầu năm 2022 là 600 tỷ đồng. Tuy vậy, chỉ với tình hình này thì chưa thể khẳng định các DN đã đứt gãy hết dòng tiền. Tại đây cần đặt câu hỏi là DN BĐS đang khó khăn dòng tiền thực sự hay khó khăn do tâm lý  quá nặng nề của họ?

Do thời gian qua việc huy động vốn “nóng” qua phát hành trái phiếu riêng lẻ của DN BĐS nói chung, cơ quan quản lý thị trường dường như phần lớn không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn trái phiếu của nhà phát hành. Đương nhiên, nếu phát hiện họ sử dụng không đúng mục đích thì lô trái phiếu phát hành thuộc dạng lừa đảo như trái phiếu Tân Hoàng Minh, trái phiếu Vạn Thịnh Phát phải xử lý. Hiện tại cơ quan quản lý thị trường vẫn chưa có thông tin báo cáo về mục đích sử dụng vốn trái phiếu thực tế của các DN BĐS.

Dù vậy, có thể khẳng định việc sử dụng vốn trái phiếu của DN BĐS trên thực tế thuộc diện sai mục đích là không ít. Theo công bố của Thanh tra chính phủ sẽ tổ chức thanh tra hoạt động phát hành trái phiếu DN trong năm 2023. Chính câu chuyện sẽ bị thanh tra này đang làm cho một số DN lo lắng và tìm kiếm nguồn tiền để mua lại trái phiếu trước hạn chạy thanh tra. Cho nên việc thiếu hụt dòng tiền của DN BĐS thực chất đang do tâm lý gây ra hơn là thiếu thực sự.

Tại sao gay go về dòng tiền mà hầu hết DN BĐS chưa có một động thái rõ ràng nào về giảm giá bán sản phẩm nhằm đẩy hàng thu tiền? Thị trường BĐS đâu đó có chuyện bán giảm giá khá sâu nếu có, là sản phẩm của nhà đầu tư cá nhân kẹt tiền trả nợ ngân hàng. Còn DN BĐS vẫn đang chờ nghe ngóng sự giải cứu của Chính phủ. Theo thống kê của Batdongsan.com, giá căn hộ tại TP Hà Nội và TP, Hồ Chí Minh vẫn chưa có dấu hiệu giảm mà vẫn tiếp tục tăng.

Tại sao trong khi DN BĐS kêu gọi cứu dòng tiền mà lại có hiện tượng DN thừa tiền mặt đang có kế hoạch chi ra hàng nghìn tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ như Công ty đầu tư Nam Long? Không những Nam Long mà một số DN BĐS khác đang có kế hoạch chi tiền mặt để mua cổ phiếu quỹ? Mua cổ phiếu quỹ nói là đỡ giá nhưng thực chất là đầu tư tài chính. Cho nên câu chuyện khó khăn dòng tiền của DN BĐS, vì vậy là vấn đề cần nhận diện cho thật đầy đủ, hợp lý.

Nên học kinh nghiệm Trung Quốc không?

Thời gian qua xuất hiện nhiều đề xuất mong cứu thị trường BĐS. Cũng khẳng định tại đây là thị trường BĐS chỉ mới có tín hiệu ảm đạm chứ nó có “chết” đâu mà cứu. Nếu mà nói cứu, vậy cứu ai trong thị trường này? Cứu để người dân có cơ hội tiếp cận được quyền mua nhà ở phù hợp túi tiền hay cứu giới đầu cơ BĐS làm rối loạn giá thị trường và đại gia BĐS giàu hơn?

Mặc dù thị trường BĐS Việt Nam phát triển nóng lên và cách bơm tín dụng (cho vay và trái phiếu) vào BĐS có dáng dấp của thị trường BĐS Trung Quốc nhưng xét về nhiều phương diện có khác biệt lớn. BĐS Trung Quốc là một cực tăng trưởng kinh tế, chiếm đến 30% GDP, trong khi Việt Nam không có con số thống kê cụ thể nhưng ước chỉ khoảng dưới 5% GDP. Dư nợ tín dụng vào BĐS của Việt Nam đến mức hơn 21% tổng dư nợ nền kinh tế nhưng Trung Quốc là hơn 26%.

Thị trường BĐS Trung Quốc đã có dấu hiệu đổ bể từ giữa năm 2020 khi Evergrade – một nhà phát triển BĐS quy mô thứ 2 của nước này tuyên bố vỡ nợ. Để ngăn chặn đổ bể domino, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã có chủ trương thắt chặt tín dụng đổ vào BĐS từ đây. Ngân hàng Việt Nam mới có chủ trương xiết room tín dụng BĐS từ quý 2 đến nay. Các DN BĐS Trung Quốc đã suy kiệt ước tính đến 30% doanh thu năm 2022 nhưng các DN BĐS Việt Nam vẫn tăng trưởng mức cao.

Hiện Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng  hỗ trợ kinh tế đối phó khó khăn do thực hiện chính sách “Zero covid”, thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang gồng mình chính sách thắt chặt tiền tệ. Cho nên Việt Nam chưa cần học Trung Quốc vì thị trường BĐS Việt Nam chưa đến mức đổ vở như thị trường BĐS Trung Quốc. Cùng với đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không thể học giải cứu BĐS như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vì chính sách tiền hiện tại đang trái ngược nhau.

Tóm lại, vào thời điểm hiện tại như nhiều thông tin đã đưa thì thị trường BĐS cần giải quyết 2 vấn đề khó khăn: Gỡ rối pháp lý cho các dự án nhà ở để đẩy nhanh triển khai dự án và khó về dòng tiền đáo hạn trái phiếu riêng lẻ. Về pháp lý Chính phủ đã giao các bộ ngành liên quan rà soát để xử lý. Về dòng tiền đáo hạn trái phiếu hãy để các DN BĐS tự xoay xở. Đương nhiên, những lô trái phiếu phát hành sai phạm quy định nên được xử lý công bằng theo pháp luật. Không thể lấy tiền thuế của dân để cứu DN hoạt động kinh doanh sai phạm được.

Theo Tieudung.vn

ShareTweetShare

Bài viết liên quan

TP.HCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 thêm 1 lần
Nhà Đất

TP.HCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 thêm 1 lần

12/12/2022
Thị trường căn hộ TP. HCM đang “vượt quá tầm với” số đông
Nhà Đất

Thị trường căn hộ TP. HCM đang “vượt quá tầm với” số đông

21/10/2022
Thị trường bất động sản kỳ vọng tăng trưởng hạn mức tín dụng
Nhà Đất

Thị trường bất động sản kỳ vọng tăng trưởng hạn mức tín dụng

07/10/2022
Nhà liền thổ ế khách
Nhà Đất

Nhà liền thổ ế khách

23/09/2022
Giá nhà tăng cao khiến thị trường chung cư mini ‘nóng’ theo
Nhà Đất

Giá nhà tăng cao khiến thị trường chung cư mini ‘nóng’ theo

12/09/2022
Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai
Nhà Đất

Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai

07/09/2022
Tin Tiếp Theo
Gây quỹ được 541.551 USD hỗ trợ 451 em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh

Gây quỹ được 541.551 USD hỗ trợ 451 em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh

Tin mới nhất

Grab lì xì đối tác tài xế nhân dịp Tết Quý Mão 2023

Grab lì xì đối tác tài xế nhân dịp Tết Quý Mão 2023

18/01/2023
Khảo sát của Herbalife Nutrition: 8/10 người tiêu dùng có thể tăng cân vào dịp nghỉ lễ cuối năm

Khảo sát của Herbalife Nutrition: 8/10 người tiêu dùng có thể tăng cân vào dịp nghỉ lễ cuối năm

16/01/2023
Dự đoán xu hướng mua sắm Tết 2023 – Người tiêu dùng sẵn sàng mở ví sắm Tết

Dự đoán xu hướng mua sắm Tết 2023 – Người tiêu dùng sẵn sàng mở ví sắm Tết

14/01/2023
Herbalife Việt Nam trở thành nhà tài trợ chính thức của Chương trình “Chào Xuân 2023”

Herbalife Việt Nam trở thành nhà tài trợ chính thức của Chương trình “Chào Xuân 2023”

10/01/2023
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM tổ chức hội thảo về kinh tế lượng lần thứ sáu

Trường ĐH Ngân hàng TPHCM tổ chức hội thảo về kinh tế lượng lần thứ sáu

10/01/2023
Bà chủ Trung tâm Thúy Nga Paris by Night lý giải vì sao cặp đôi song ca trữ tình bolero Ngọc Ngữ và Châu Ngọc Hà thành công

Bà chủ Trung tâm Thúy Nga Paris by Night lý giải vì sao cặp đôi song ca trữ tình bolero Ngọc Ngữ và Châu Ngọc Hà thành công

09/01/2023

Facebook


Liên hệ:

Biên Tập Nội Dung: Nhật Hạ.
ĐT: 0934519078

  • Xe Và Công Nghệ
  • Người Tiêu Dùng
  • Kinh Doanh – Thị Trường
  • Doanh Nghiệp
  • Văn Hóa Giải Trí
  • Giáo Dục
  • Nhà Đất
  • Sức Khỏe Làm Đẹp
  • Du Lịch

© 2019 Copyright - by Anzen

Không có kết quả
View All Result
  • Xe Và Công Nghệ
  • Người Tiêu Dùng
  • Kinh Doanh – Thị Trường
  • Doanh Nghiệp
  • Văn Hóa Giải Trí
  • Giáo Dục
  • Nhà Đất
  • Sức Khỏe Làm Đẹp
  • Du Lịch

© 2019 Copyright - by Anzen

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In